Sóc dành phần lớn cuộc đời của mình để tìm kiếm thức ăn ( bao gồm các loại quả và hạt). Chúng sẽ cất trữ thức ăn tìm kiếm được đi để dự trữ cho mùa đông giá lạnh. Buồn thay, họ nhà chim lại theo dõi loài sóc, ghi nhớ chỗ chúng chôn thức ăn rồi đợi thời cơ đến và lấy cắp. Đối mặt với kẻ thù, sóc thường đào những chiếc hố giả để lừa chim và giấu hạt vào những nơi khó tìm hơn. Không làm thì đâu có ăn, chim đành bỏ đi sau khi đã đào bới nhiều lần trong vô vọng.

soc-sieu-ngau-trong-hang-trieu-cay-xanh-moi-nam-1664787807.jpg
 

Khổ nỗi, sóc thì lại sở hữu cái “não cá vàng”, giấu mà có nhớ đâu, nhưng thay vào đó chúng lại có khứu giác cực nhạy giúp định vị “kho báu” của mình. Mà giấu sâu giấu kĩ như vậy thì đương nhiên không phải lúc nào sóc cũng có thể tìm thấy được (cụ thể theo nghiên cứu có đến 74% số hạt bị đi vào quên lãng).

Và kết quả là: kho thức ăn bị lãng quên kia chính là nơi cây xanh mọc lên sau này. Cảm ơn những “anh hùng sóc”!!

Trồng cây đối với sóc là “ngầu” còn trồng cây đối với chúng ta thì là nghĩa vụ, là trách nhiệm, là việc mà chúng ta cần thiết, rất cần thiết phải làm. Giống như sóc, chúng ta hoàn toàn có thể giữ lại hạt sau khi ăn quả xong, “giấu” vào chỗ đất trống ẩm ướt (cẩn thận hơn thì trước đó bạn có thể rửa hạt và phơi khô), và rồi sau một thời gian bạn sẽ bất ngờ về thành quả của mình đấy, cố lên nhé!!

Nào bạn ơi, còn chần chừ gì nữa, chúng ta hãy làm ngay thôi, hãy cùng với sóc trồng nên những cây xanh, trồng nên những tương lai tươi sáng cho mẹ thiên nhiên, cho tất cả chúng ta!