Hiện nay, lỗ thủng tầng ozone đã xuất hiện ở nhiều nơi trên Trái Đất, trở thành một vấn đề đáng báo động khi nó ảnh hưởng đến đời sống con người, động vật và thực vật ngày càng nghiêm trọng.

Vậy thì việc thủng tầng ozone diễn ra như thế nào và đã ảnh hưởng ra sao đến Trái Đất, hãy cùng khám phá nhé!

TẦNG OZONE LÀ GÌ?

Tầng ozone, còn được gọi là lá chắn ozone là một lớp phủ sâu trong tầng bình lưu của Trái Đất, có khả năng hấp thụ 97-99% các bức xạ tia cực tím của Mặt Trời và chứa nồng độ ozone cao (O3, là một dạng của oxy nhưng tính chất hoá học của nó có màu xanh nhạt và mùi khó chịu). Độ dày của tầng ozone khoảng từ 3 đến 5mm nhưng cũng tùy thuộc vào mùa và địa lý mà dao động.

Tầng ozone còn được sinh ra từ việc phá vỡ các phân tử Oxy, tạo ra các nguyên tử oxi sau đó kết hợp lại và tạo thành O3.

Ozone gồm có 2 chức năng:

Loại không có hại: ở tầng bình lưu phía trên, được tạo ra từ tự nhiên và cách bề mặt Trái Đất 6-30 dặm.

Loại có hại: được tạo ra từ phản ứng hoá học giữa nitơ và oxit cùng các hợp chất dễ bay hơi từ những hoạt động của con người, loại này thường nằm ở tầng đối lưu hoặc gần ngay mặt đất.

tang-ozone-va-nhung-lo-thung-dang-bao-dong-1684299077.jpg
 

TẦNG OZONE CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

 Tầng ozone đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người và động, thực vật, có khả năng bảo vệ chúng ta khỏi những tia độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ như tia cực tím, tia hồng ngoại, tử ngoại, UV từ Mặt Trời.

Vì thế, nhờ vào tầng ozone mà một phần lớn các tia độc hại không thể gây hại cho Trái Đất.

Tầng ozone còn có một số ứng dụng:

 Trong công nghiệp và sản xuất:

Khử trùng nước uống đóng chai.

Hỗ trợ quá trình kết hợp của các phân tử.

Làm trắng vải.

Tăng độ liên kết và kết dính ở chất dẻo.

Trong y tế:

Có khả năng khử tế bào ung thư ở giai đoạn đầu.

Giúp cân bằng và hỗ trợ quá trình Oxy hoá cơ thể.

Khả năng tiêu diệt các sinh vật lạ gây bệnh trong không khí và nước.

Sản xuất Oxy hoạt hóa.

NGUYÊN NHÂN THỦNG TẦNG OZONE

Việc thủng tầng ozone đang là hiện tượng mà toàn thế giới đang chú ý. Đây là hiện tượng ozone ở tầng bình lưu không khí bị suy giảm.

Nguyên nhân dẫn đến việc thủng tầng ozone bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Trong đó, Clo và Brom được biết đến là hai chất làm suy giảm và làm thủng tầng ozone ở tốc độ siêu âm.

Vào những ngày nay, nền công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đem lại nhiều lợi ích đến cho đời sống con người nhưng cũng kéo theo một số lượng khí thải lớn xả thẳng ra môi trường mỗi ngày, gây ra một vài tác động xấu nghiêm trọng.

HẬU QUẢ CỦA VIỆC THỦNG TẦNG OZONE

Việc thủng tầng ozone đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như sau:

Suy giảm chất lượng không khí: Tia tử ngoại UV-B chiếu xuống Trái Đất ngày càng nhiều. Các phản ứng hoá học tăng do các chất trong không khí hoạt động mạnh hơn, dẫn đến hiện tượng ô nhiễm khí quyển. Ở đây hiện tượng minh chứng rõ ràng nhất đó chính là mưa axit - trong nước mưa chứa các hạt axit và một số kim loại nguy hiểm, nước có nồng độ thấp có độ pH khoảng dưới 5,6 - đã diễn ra ngày càng nhiều hơn, để lại sau mỗi trận mưa là những hậu quả nghiêm trọng.

Mất cân bằng hệ sinh thái biển: Khiến cho khả năng sinh sản và sinh trưởng của các loài sinh vật biển bị suy giảm nặng nề dẫn đến số lượng các loài sinh vật biển cũng giảm xuống một cách trầm trọng và bị giảm hệ miễn dịch.

Ảnh hưởng xấu tới con người: Việc thủng tầng ozone đồng nghĩa với việc các tia độc hại từ ánh nắng Mặt Trời sẽ chiếu trực tiếp xuống Trái Đất và con người cũng sẽ tiếp xúc với những tia này nhiều hơn làm phá huỷ hệ miễn dịch, xuất hiện nhiều loại bệnh như ung thư da, đục tinh thể, suy yếu hệ thống miễn dịch và lão hoá nhanh.

Tác động với hệ động-thực vật:

Thực vật: Từ ảnh hưởng của tia cực tím, quá trình quang hợp của cây sẽ bị ngăn cản dẫn đến việc cây bị chậm phát triển. Không chỉ có vậy, một số loại cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các tia độc hại sẽ dẫn đến tuyệt chủng.

Động vật: Việc tầng ozone bị thủng ngày càng nặng đã làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sinh trưởng của các sinh vật biển. Sinh vật phù du ở trên cao và có vai trò rất quan trọng trong chuỗi thức ăn. Nhưng vì các tia tử ngoại ảnh hưởng mà số lượng của chúng ngày càng giảm, dẫn đến chuỗi thức ăn sẽ bị phá vỡ.

Ảnh hưởng đến công trình kiến trúc: Các công trình, vật liệu có thể bị giảm tuổi thọ bởi các tia tử ngoại từ Mặt Trời và đang là một vấn đề được quan tâm.

BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN QUÁ TRÌNH THỦNG TẦNG OZONE

Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hoá học.

Xử lý nghiêm những khu sản xuất, công nghiệp thả chất thải.

Tận dụng những phương tiện công cộng.

Hạn chế sử dụng những vật dụng được làm bằng nhựa xốp, thay vào đó sử dụng bằng gỗ, giấy, vải.

Tuyên truyền cho mọi người những biện pháp bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ tầng ozone.